Những điều cần biết về lao động xuất khẩu nước ngoài

Hiện nay khi hộp nhập kinh tế càng sâu rộng thì việc lao động Việt Nam tới các nước khác làm ăn ngày càng trở nên phố biến hơn. Nhưng lao động xuất khẩu vẫn còn tồn tại vô vàn những rủi ro và người lao động cần phải hiểu rõ về vấn đề này để lựa chọn cho bản thân những con đường đúng nhất.

Lao động xuất khẩu là gì?

Lao động xuất khẩu là việc mua bán sức lao động của lao động phổ thông Việt Nam ra ngước ngoài, đồng nghĩa với việc người lao động Việt làm việc tại nước ngoài, được hưởng lương và chính sách của nước sở tại.

Và người sử dụng lao động ở đây là chính phủ, các tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng nguồn lao động Việt nam có tay nghề cao, giá thành thấp.

Nên xem: Xuất khẩu lao động nước nào thu nhập cao?

Nội dung của lao động xuất khẩu

Nội dung của lao động xuất khẩu chính là đưa người lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn, có hợp đồng rõ ràng hoặc là người lao động xuất khẩu tại chỗ, tức làm việc cho các công ty, tổ chức có vốn FDI nước ngoài tại nước sở tại.

Đối tượng của lao động xuất khẩu ra nước ngoài ở đây bao gồm:

– Người lao động phổ thông, không đòi hỏi bằng cấp cao, tiếng tốt, tuy nhiên mức thu thập trung bình hơn các đối tượng khác, ngành nghề chính như cơ khí, lắp ráp linh kiện, dệt may, nông nghiệp, thực phẩm… Đây là lực lượng xuất khẩu lao động chính của Việt Nam sang Đài Loan.

– Các chuyên gia nước ngoài: Theo lời mời của chính phủ, tổ chức, người lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao

– Thực tập sinh: đối tượng thông thường chỉ áp dụng tại Hàn Quốc và Nhật Bản, những người chưa có trình độ chuyên môn cao, được đưa ra nước ngoài làm việc đồng thời đào tạo chuyên sâu về kĩ năng chuyên môn.

Các hình thức lao động xuất khẩu

Các hình thức lao động xuất khẩu chính hiện nay có thể kể tới như:

  • Cung cấp lao động phổ thông theo các hợp đồng ký kết với chính phủ hay doanh nghiệp nước ngoài.
    Đặc điểm: Các công ty Việt Nam sau khi ký kết hợp đồng cung ứng lao động với nước ngoài sẽ đào tạo lao động và hỗ trợ thủ tục đưa lao động tới nước ngoài làm việc. Và lao động sẽ chịu quản lý của công ty ở nước ngoài.
  • Cung cấp lao động theo hợp đồng khoán công trình, trúng thầu, đầu tư ở nước ngoài

Khi doanh nghiệp Việt trúng thầu công trình ở nước ngoài có thể đưa lao động Việt Nam, quản lý lao động dựa trên hợp đồng trúng thầu cũng như quy định về lao động Việt Nam và nước sở tại.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về chương trình xuất khẩu lao động đi nước ngoài thì có thể xem thêm tại chuyên mục Kinh nghiệm xuất khẩu lao động này từ website nhanlucnhatban.com nhé.

Chi tiết hơn về chương trình xuất khẩu lao động các quốc gia

Xem thêm: Hồ sơ đi XKLD Nhật Bản và Chuyên mục nhà đẹp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *