Tính an toàn của hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử đã và đang được phổ biến và phổ cập khắp cả nước. Trước lộ trình bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, nhiều doanh nghiệp đang dần đẩy nhanh công tác chuyển đổi và triển khai. Tính tiện lợi của hóa đơn điện tử chỉ là một phần khiến chính bản thân nó được ưa chuộng đến vậy, nổi cộm hơn cả mà chúng ta cần bàn đến chính là tính an toàn và hạn chế rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử. Các vấn đề về quản lý và xử lý vi phạm hóa đơn trong Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ hay Thông tư 10/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ không còn là vấn đề đáng quan ngại đối với người sử dụng hóa đơn nữa. Bởi hóa đơn điện tử hạn chế tối đa khả năng thất thoát, mất mát trong quá trình sử dụng, dẫn đến việc xử phạt.
Như chúng ta đã biết, hóa đơn điện tử là sản phẩm của nền công nghệ tiên tiến, hiện đại. Chúng là tổng hợp của một chuỗi dữ liệu được thống kê trên một cơ sở dữ liệu đảm bảo tính an toàn, bảo mật. Có hai loại hóa đơn điện tử: Loại có mã và không có mã xác thực của cơ quan thuế. Tuy quy định đối với hai loại này có đôi chỗ khác biệt, song chúng đều được tạo trên nền tảng công nghệ đám mây- nền công nghệ không điểm yếu và lỗ hổng an ninh tính tới thời điểm hiện tại.
Song song cùng khả năng tiết kiệm thời gian chờ đợi như thời gian chờ in hoặc đặt in hay như thời gian chờ đợi giải quyết các thủ tục hành chính dườm dà, hóa đơn điện tử còn hạn chế được một khoản chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình kê khai và nộp thuế qua mạng. Nếu như trước đây, khi hóa đơn giấy chưa có sản phẩm thay thế, các cá nhân và doanh nghiệp phải tốn một khối lượng chi phí và công sức cho chúng thì nay vấn đề này đã được giải quyết và không còn là mối bận tâm của nhiều người nữa.
Quay trở lại phần đầu bài viết, về tính an toàn mà tôi đã đề cập. Tại sao sử dụng hóa đơn điện tử lại khiến các vấn đề về quản lý và xử lý vi phạm hóa đơn trong Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ hay Thông tư 10/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ không còn là vấn đề đáng quan ngại đối với người sử dụng hóa đơn nữa?
Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tư 10/2014/TT-BTC đều có những khung hình phạt chi tiết, nghiêm minh cho việc làm cháy, mất hoặc hỏng hóa đơn. Tôi không nói hóa đơn điện tử không thể bị thất thoát, nhưng giữa việc được lưu trữ trên hệ thống phần mềm và được cất trữ trong tủ tài liệu, kho tài liệu thì chắc hẳn mọi người đều có câu trả lời cho việc đâu là nơi an toàn hơn.
Chưa kể, hóa đơn điện tử được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu có sự kiểm duyệt, quản lý sát sao của cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời còn được xây dựng từ đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phần mềm. Chính bởi vậy, việc thất thoát thông tin trên hóa đơn gần như không thể xảy ra.
Hóa đơn điện tử là một sản phẩm hợp thời và có tính bảo mật cao nên lý do chúng được ưa chuộng sử dụng là không cần bàn cãi. Các cá nhân và doanh nghiệp nên sớm chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử để được hưởng những tiện ích tối ưu nhất.
https://gioitinhhoa.com/cach-dong-dau-vuong-dung-chuan-cho-van-ban-giay-to/
https://gioitinhhoa.com/bao-cao-tai-chinh-duoc-ap-dung-cho-nhung-doi-tuong-dn-nao/