Tin tức

Quy định về thời gian và mức lương thử việc đúng luật lao động

Quy định về thời gian thử việc diễn ra bao lâu và mức lương thử việc như thế nào theo luật lao động? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang thắc mắc khi mới đi làm. Bài viết dưới đây của mạng tuyển dụng JobNow sẽ là những giải đáp, tư vấn của luật sự về các vấn đề có liên quan, mời các bạn cùng tham khảo!

1.Quy luật về thời gian thử việc theo như bộ luật lao động hiện nay

Các quy định về thử việc
Các quy định về thử việc

 

Căn cứ vào điều 27 của bộ luật lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:

Dựa vào tính chất đặc thù và mức độ công việc mà người lao động chỉ được thử việc 1 lần với một công việc. Đồng thời đảm bảo 3 điều kiện sau đây:

  1. Với các công việc, chức danh nghề yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cấp bậc cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc tối đa kéo dài trong vòng 60 ngày kể từ ngày đầu thử việc

  2. Với các công việc, chức danh nghề yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ trung cấp trở lên như: nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật,… sẽ có thời gian thử việc kéo dài không quá 30 ngày. 

  3. Và không quá 6 ngày đối với các công việc còn lại. 

(Lưu ý: người lao động không được thử việc quá 2 lần với 1 công việc) 

 

>> Xem ngay : Mức lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới 2019

2. Quy định về mức lương thử việc theo bộ luật lao động hiện nay

Căn cứ vào điều 28 của bộ luật lao động năm 2012 quy định về mức lương thử việc như sau:

Tiền lương của người lao động sẽ do người thuê lao động và người lao động thỏa thuận trực tiếp với nhau. Thế nhưng số tiền lương ít nhất phải bằng 85% lương của công việc đó. 

Cụ thể việc tính lương thử việc sẽ diễn ra phù hợp với các vùng như sau:

  • Vùng I (bao gồm các vùng như: các quận và huyện Gia Lâm, Mê Linh, thị xã Sơn Tây,… thuộc thành phố Hà Nội; Các quận và huyện Thủy Nguyên, An Dương, Cát Hải, Kiến Thụy,… thuộc thành phố Hải Phòng; Thành Phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, Trảng Bom,… thuộc tỉnh Đồng Nai; Thành Phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Phú Giáo,… thuộc tỉnh Bình Dương; Thành Phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu): Mức lương sẽ là 3.980.000 đồng/ tháng. 

Các quy định lương thử việc

  • Vùng II (bao gồm các vùng như: Một số tỉnh huyện thuộc thành phố Hà Nội, Hải Phòng Hải Dương, Thành Phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm,… thuộc tỉnh Hưng Yên; một số thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên,… thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Thành Phố Bắc Ninh thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ,… thuộc tỉnh Bắc Ninh; Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, Thành Phố Lào Cai; Thành Phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định; ….): Mức lương thử việc sẽ dao động khoảng 3.530.000 đồng/tháng 

  • Vùng III(Bao gồm các địa bàn như: Các thành phố trực thuộc còn lại trừ vùng I và vùng II; Thị xã Chí Linh huyện Cẩm Giàng, Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương; các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo,… thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao,… thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;… ): Mức lương thử việc sẽ dao động trong khoảng 3.090.000 đồng/tháng

  • Vùng IV: Các địa bàn khác: Mức lương thử việc sẽ dao động trong khoảng 2.760.000 đồng/ tháng.

Mẫu hợp đồng lao động thử việc

3. Mẫu hợp đồng thử việc đúng luật lao động

Theo như quy định về mẫu hợp đồng thử việc, bản hợp đồng phải bao gồm các mục sau đây:

  • Tên +ngày tháng năm sinh+ giới tính + địa chỉ nơi cư trú người lao động (hoặc đại diện lao động hợp pháp) cùng các giấy tờ hợp pháp như số CMND,…

  • Tên công việc và địa điểm, tên công ty làm việc

  • Thời gian có hiệu lực của hợp đồng thử việc

  • Mức lương, hình thức trả lương cùng các khoản khác hai bên thỏa thuận bổ sung 

  • Thời gian làm việc, nghỉ ngơi 

Bài viết trên đây chúng tôi giải đáp thắc mắc của quý vị các quy định về thời gian thử việc, mức lương thử việc và mẫu hợp đồng bao gồm những gì. Hy vọng rằng với những câu trả lời trên có thể giúp quý vị lựa chọn một công việc phù hợp cho mình. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: