Tin tức

Lưu ý khi thi công chống thấm tường nhà cũ bạn không nên bỏ qua

 Các công trình cũ, lâu năm thường dễ xuống cấp, hư hỏng. Một trong những đặc điểm đó là sự nứt nẻ, thấm dột của tường nhà. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này hiệu quả? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến với các bạn một số lưu ý bạn cần quan tâm khi thi công chống thấm tường nhà cũ nhé!

1. Làm sạch bề mặt tường, xử lý kẽ nứt và khe hở

Do vị trí đặt các ống thoát nước trực tiếp vào tường nhà gây nứt tường hoặc thời gian dài, nắng mưa lâu ngày khiến bề mặt tường bị hao mòn, xuống cấp. Các vết nứt này nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến hơi ẩm, nước ngày càng tích tụ gây ra tình trạng thấm dột. Vì thế ta cần thi công chống thấm tường nhà cũ.

Để lớp sơn đẹp, mịn, không bong tróc, gồ ghề, trước khi tiến hành thi công, bạn cần phải lau chùi, làm sạch kĩ bề mặt tường.

Các vết bẩn và bụi bạn chỉ cần lau sạch, nhưng với những vết tường nứt, khe hở bạn cần chú ý

xử lý một cách kỹ lưỡng. Bạn có thể tham khảo một số cách như:

1.1. Sử dụng vữa và xi măng:

  • Đục lớp hồ cũ theo rãnh vết nứt
  • Làm sạch bề mặt, tưới ẩm
  • Bịt lại bằng vữa già xi măng và cát mịn
  • Đợi 7-10 ngày rồi trát hoàn thiện

1.2. Sử dụng keo xịt

  • Đục vết nết rộng 3-4cm
  • Lau sạch sẽ
  • Dùng keo bịt kín vết nứt
  • Phủ chất chống thấm

chống thấm tường nhà cũ

2. Chọn sơn chống thấm phù hợp

Sơn chống thấm là hoạt chất chống thấm đặc biệt, tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài giúp bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng thấm dột. Sơn chống thấm có thể dễ dàng kết hợp với sơn nội, ngoại thất và được đánh giá là một phương pháp đơn giản, hiệu quả, thẩm mỹ, giá thành lại phải chăng. Sơn chống thấm phân loại theo gốc được chia thành 4 loại như sau:

Gốc xi măng: độ bám dính tốt, khả năng chống nước và tuổi thọ cao, tuy nhiên độ co giãn kém.

Gốc Bitum Polymer: thi công nhanh, không kén các bề mặt nhưng độ bền và tuổi thọ không được cao lắm.

Gốc Silicate dạng thẩm thấu: giá thành khá cao nhưng độ bám dính tốt, độ bền cao, khắc phục được nhược điểm rò rỉ từ bên trong

Gốc PU-Polyurethane: Độ che phủ và khả năng đàn hồi cao nhưng giá thành cũng cao hơn so với các loại sơn chống thấm khác.

Sơn chống thấm hiện nay rất đa dạng, đa chức năng, tuỳ vào đặc điểm của từng khu vực và mục đích sử dụng để chọn loại sơn chống thấm tốt, phù hợp nhất với ngôi nhà của bạn. Một điểm bạn cũng cần lưu ý rằng nếu sơn chống thấm tường ở phía bên ngoài nhà cần chú hơn về khả năng chịu nhiệt, thấm nước cũng như độ bền của sản phẩm vì ngoại thất thường dễ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.

chống thấm tường nhà cũ hình 2

3. Chọn địa chỉ mua sơn uy tín

Thị trường sơn hiện nay rất phong phú, càng ngày càng nhiều cãng hãng sơn được ra đời, ngày một nâng cấp, cải tiến nhiều hơn nữa. Sau khi chọn được loại sơn phù hợp với tiêu chí của mình, một việc làm quan trọng nữa là chọn được địa chỉ mua sơn uy tín, chất lượng. Sự phát triển ngày nay không chỉ là những mặt tốt mà những đại lí, địa chỉ xấu bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng cũng tăng chóng mặt với các thủ đoạn rất tinh vi. Chính vì thế bạn nên tìm hiểu các thương hiệu lớn, lâu đời, nhận được đánh giá, phản hồi tốt của khách hàng tránh việc “tiền mất tật mang”.

Một số thương hiệu sơn uy tín:

Sơn chống thấm của JYMEC (Hãng sơn bán chạy nhất thị trường Việt Nam)

Thương hiệu sơn Dulux( Hà lan)

Thương hiệu sơn Aten ( Việt Nam)

Thương hiệu sơn Nippon( Nhật Bản)

Thương hiệu sơn Toa( Thái Lan)

Thương hiệu sơn Kova( Việt Nam)

Thương hiệu sơn Jotun( Nauy)

Thương hiệu sơn MY Kolor( Thái Lan)

Thương hiệu sơn Sherwin Williams( Mỹ)

Thương hiệu sơn Kansai( Nhật)

chống thấm tường nhà cũ hình 3

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ với bạn về việc sơn chống thấm cho tường nhà cũ. Nếu có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được giải đáp một cách nhanh chóng và kịp thời nhất nhé!

>> Xem thêm: